PERFECT AUTOMATION SOLUTION
English Japan
Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu

Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu


  --  2/11/2009
Nhà cung cấp động cơ cho ngành đóng tàu chuyên nghiệp và hàng đầu hiện nay vẫn là Tập đoàn Leroy Somer của Pháp. Một trong những nhà chế tạo động cơ hoàn chỉnh và nổi tiếng nhất

Những năm qua, ngành công nghiệp tàu thủy của nước ta có bước phát triển nhanh, nhưng hiệu quả còn hạn chế và chưa vững chắc. Trước vận hội mới để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, vấn đề đặt ra cho công nghiệp tàu thủy trong những năm tới là phải tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ.

Ðến nay, ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đã đóng và xuất khẩu các loại tàu có sức chở đến 53 nghìn tấn, cho các chủ tàu Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðức, Ðan Mạch, Nga. Từng bước đầu tư nâng cao năng lực đóng và sửa chữa các loại tàu có tính năng phức tạp như: tàu chở container 1.700 TEU (tương đương sức chở 22 nghìn tấn), tàu chở dầu 13.500 tấn, tàu hút bùn 1.500 m3/giờ, tàu cao tốc, tàu kéo 6.000 sức ngựa... và đang triển khai đóng các loại tàu có sức chở hơn 100 nghìn tấn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lắp ráp. Hợp đồng đóng tàu mới dừng lại ở trình độ làm gia công theo thiết kế các loại, mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ, cũng như giám sát, đăng kiểm... đều của nước ngoài.

Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Phạm Thanh Bình, do nguồn vốn đầu tư hạn chế, đến nay, cơ bản nước ta chưa có công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu, hầu hết vật tư, máy móc phải nhập khẩu, dẫn đến giá trị gia tăng trong sản phẩm đóng tàu nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Tập đoàn đang tập trung củng cố, hoàn thiện các cơ sở hiện có, nâng cấp, đầu tư trang, thiết bị, công nghệ tại ba khu vực: Hải Phòng-Quảng Ninh, miền trung và miền nam hình thành hệ thống công nghiệp phụ trợ.
Theo xu thế chuyển giao công nghệ và phân công quốc tế, nền công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch, định hướng phát triển. Trong đó công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu được lựa chọn công nghệ, sản phẩm để xây dựng các dự án đầu tư thích hợp, hiệu quả.

Theo giới chuyên môn, vỏ tàu và máy tàu là hai yếu tố quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị con tàu cho nên công nghiệp phụ trợ trước hết cần tập trung đầu tư vào hai khâu sản xuất quan trọng này để tạo ra sự đột phá. Tiếp đến là triển khai đầu tư sản xuất các loại thiết bị trên boong, máy phụ, phụ kiện đường ống, thiết bị, khí cụ điện, vật liệu phụ, nội thất tàu thủy. 

Trong những năm tới, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy sẽ tăng cường tìm đối tác triển khai các liên doanh thực hiện chuyển giao công nghệ từ các hãng sản xuất thép nổi tiếng của thế giới để đầu tư sản xuất các loại thép đóng tàu như: thép có kích thước lớn, thép hình, thép ống không hàn, cường độ cao, thép chế tạo, thép không gỉ... với mục tiêu năm 2008, sản xuất được thép tấm khổ rộng 3 m và thép hình.
Thực hiện hình thức mua bản quyền của một số hãng động cơ hàng đầu thế giới: B&W, Wartsila, Mitsubishi, Yanmar, tổ chức nhập khẩu linh kiện lắp ráp động cơ, từng bước tiến đến chế tạo được các loại động cơ tàu thủy công suất từ 300 đến 60 nghìn sức ngựa. Theo lộ trình, năm 2008, lắp ráp được động cơ Man B&W, Mitsubishi công suất đến 9.000 sức ngựa, loại hai thì, thấp tốc, đến năm 2009, lắp ráp được động cơ Yanmar, một nghìn và hai nghìn sức ngựa, bốn thì, trung tốc và cao tốc, sau năm 2010, chế tạo từng phần các loại động cơ.

Và nhà cung cấp động cơ cho ngành đóng tàu chuyên nghiệp và hàng đầu hiện nay vẫn là Tập đoàn Leroy Somer của Pháp. Một trong những nhà chế tạo động cơ hoàn chỉnh và nổi tiếng nhất

Tập đoàn hiện đang liên doanh với hãng Alborg Industry (Ðan Mạch) sản xuất các loại nồi hơi, với hãng Macgregor chế tạo nắp tấm lớn hầm hàng đóng mở thủy lực cho tàu 53 nghìn tấn, tàu container 1.700 TEU để xuất khẩu sang nước thứ ba. Ðang đàm phán liên doanh với đối tác nước ngoài để chế tạo máy lái, hệ thống điều khiển tàu tại Việt Nam, triển khai đầu tư từ năm 2008. Các nhà máy của tập đoàn đang chế tạo, lắp đặt toàn bộ nội thất của tàu, năm sau sẽ sản xuất các loại dây, neo, trang bị trên boong theo thiết kế với tiêu chuẩn quốc tế...

Con đường phát triển công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu cần sự phối hợp, liên kết của các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất... Thông qua vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, ngành công nghiệp tàu thủy sẽ đầu tư sản xuất sản phẩm phụ trợ có lợi thế theo sự phân công của sản xuất cơ khí, chủ động trong việc đóng tàu. Mục tiêu phấn đấu, sau năm 2010, công nghiệp phụ trợ cung cấp được một số vật tư, máy móc, thiết bị chiếm tỷ lệ 60% giá trị con tàu, sau năm 2015, đạt tỷ lệ hơn 70%, bảo đảm cho ngành công nghiệp tàu thủy đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường đóng tàu quốc tế.

Ðể phát triển công nghiệp phụ trợ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành đóng tàu, từng bước nâng cao giá trị gia tăng, theo một số giám đốc doanh nghiệp trong ngành cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Ðó là phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, giữa các tập đoàn, tổng công ty, với Tập đoàn công nghiệp tàu thủy, thông qua nhiều hình thức hợp tác, đầu tư, huy động vốn lớn để phát triển công nghiệp phụ trợ, tránh đầu tư trùng lắp lãng phí, kém hiệu quả.

Nhà nước có cơ chế, chính sách thích hợp trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là chính sách tài chính, tạo nguồn vốn, để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của Nhà nước, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bảo đảm cung ứng lao động có chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất. Cải cách thủ tục hành chính, xử lý kịp thời các vướng mắc bảo đảm bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để xây dựng công trình, sớm đưa vào sản xuất.

 

GNN Việt Nam là nhà phân phối động cơ Leroy Somer (Motor, Gear motor, Brake motor, và các loại đặc chủng khác), chuyên cung cấp và hỗ trợ theo từng dự án.

 

 

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ

 

GNN Vietnam___________________________________________
Perfect Automation Solution


Head Office: (Address for issue Invoice and Custom Clearance)
[add] 153 Nguyen Van Thu, Da Kao Ward., Dist.1, HCMC, Vietnam

Transaction Office: (Delivery address)
[add] 33 Hoa Hong 2, W.2, Phu Nhuan Dist., HCMC, Vietnam
Tel: + 84 . 8 . 3517 4923 Fax: + 84 . 8 . 3517 4924
[email] contact@gnnvietnam.com
  [website] www.gnnvietnam.com  

 

 

GNN Vietnam
Số người xem : 10755
Đăng ký nhận tin